Hỗ trợ trực tuyến

KINH DOANH 02923 744 365 - 02926 558 777
TƯ VẤN THIẾT KẾ PCCC 0939 000 160
Từ thứ 2 - Đến thứ 7

Thống kê truy cập

Hôm nay4

Tuần này36

Tháng này210

Tất cả32040

Trực tuyến1

LUẬT PCCC

QUY TRÌNH THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

QUY TRÌNH THẨM DUYỆT THIẾT KẾ

VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Quy định tại khoản 3, điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ)

 

I. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình thuộc điều 1, Quy trình này được thực hiện như sau:

1. Đối với dự án thiết kế quy hoạch, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500.

2. Đối với dự án, công trình có từ hai bước thiết kế trở lên, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

3. Đối với dự án, công trình có một bước thiết kế, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Công trình có nguy hiểm cháy, nổ nêu tại khoản 13, 14 và 19 của điều 1, Quy trình này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.

II. Yêu cầu về thành phần, số lượng và tính pháp lý của hồ sơ:

Hồ sơ trình thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại điều 1, Quy trình này gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

1. Đối với hồ sơ dự án thiết kế, quy hoạch

a) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

b) Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy theo các mục:

- Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.

- Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.

- Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.

- Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở

a) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

b) Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.

c) Các bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy theo các mục:

- Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

- Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

- Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.

- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.

3. Đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng

a) Văn bản đề nghị kiểm tra, chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư có nêu rõ quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của công trình dự kiến xây dựng, đặc điểm, hiện trạng và sự phù hợp của khu đất dự kiến xây dựng công trình.

b) Bản sao giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà, công trình.

c) Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như: Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

 

4. Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công

a) Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

b) Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất.

c) Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo các mục

- Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

- Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

- Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.

- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.

III. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại điều 1, Quy trình này được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

1. Đối với dự án quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.

2. Đối với thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C.

3. Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc.

4. Đối với thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và nhóm C.

 

                                                                                       GIÁM ĐỐC

                                                                                            (Đã ký)

                                                                              Đại tá Trần Thị Ngọc Đẹp

 

Processing...